test

0 nhận xét



Đăng nhận xét

Những cây cảnh trong nhà được ưa chuộng nhất

0 nhận xét



Bạn đang dự định dùng cây xanh trang trí cho không gian sống của mình? Một ý tưởng tuyệt vời vì chúng góp phần thanh lọc không khí và làm đẹp ngôi nhà.
Những cây trồng trong nhà cần nhỏ gọn, tán không quá to, không cần nhiều ánh sáng và không cần tưới nhiều nước. Sau đây là 15 loại thường gặp.

Hoa phong lữ
Image


Cây lưỡi hổ
Image


Hoa lan ý
Image


Hoa loa kèn đỏ
Image


Hoa sống đời
Image


Họ ngũ gia bì
Image


Hoa thường xuân
Image


Kim phát tài
Image


Lô hội
Image


Hoa violet châu Phi
Image


Cây đa búp đỏ
Image


Ngọc bích
Image


Cây ráy thơm, hoa xương rồng
Image


Hoa theo mùa, cắm vào bình.
Image


Đăng nhận xét

Bật mí về " vua cây cảnh " đất Bắc

0 nhận xét
Không ít người trong giới sành chơi cây cảnh coi ông Phạm Văn Vĩnh ở xã Hải Phương, huyện Hải Hậu, Nam Định là “vua” cây cảnh đất Bắc. Vườn cảnh nhà ông được đánh giá là đẹp, đắt giá hơn bất cứ triển lãm cây cảnh nào ở miền Bắc, với số vốn khoảng trăm tỷ đồng.


Thành tỷ phú nhờ... “rửng mỡ”
Một biệt thự ngự giữa đồng xanh, cây xanh, gió xanh và hình như mầu xanh của mái tóc ông chủ Vĩnh thời trai trẻ với bốn năm quân ngũ về quê đã lặn vào cỏ cây, hoa lá trong vườn, để ở tuổi 63 dù khiêm tốn vẫn có quyền đặt cho vườn mình một cái tên ấn tượng “Ngân hàng xanh”. Khu vườn rộng chừng 3.600 m2 của ông toàn những cây cảnh quý, trong đó có khoảng 50 cây giá từ một tỷ đồng mỗi cây trở lên. Vì thế, kiếm cây có đủ bảy tiêu chuẩn (da mốc, thân quái, rễ kiềng, gốc bồ, ngọn chỉ, sẹo liền, cành ngoan) trong vườn ông không khó.

Ông Vĩnh sinh được ba con trai. Cả xóm 4, xã Hải Phương quê ông đều đùa rằng: Ông cám cò, có ba con cò, tam nam ắt sẽ rơi vào mệnh bất phú! Nhìn cơ ngơi bốn bố con ông, không ai nghĩ rằng ông đã có một thời sấp ngửa, ngày đêm vắt kiệt sức mình lo bát cơm, manh áo cho các con sinh nhai, ăn học nên người. Ông thì chỉ nghĩ, làm việc gì để có tiền mà không vi phạm pháp luật là làm.

Ông Vĩnh bên cây cảnh bạc tỷ của mình. Ảnh: Trung Kiên

Ngay từ thời đánh vật với đường cầy sớm, khuya trên ruộng lúa để thu về hạt lưng, hạt lép đến mò mẫm cần mẫn giới thiệu tận làng gần, xóm xa, bán từng kg cám con cò, ông đã nghĩ đến làm cây cảnh. “Ban đầu, tôi nghĩ mình được đi nhiều địa danh, có nhiều cảnh, cây đẹp nên muốn thu gọn về vườn mình để sau này, khi không còn phải bận rộn lo cái ăn, cái mặc nữa sẽ được thả sức thưởng thức”. Sau đó ít lâu, qua phương tiện thông tin địa chúng, ông được biết ở Nhật Bản, cây cảnh rất được ưa chuộng, giá rất cao. Ông nghĩ, một ngày nào đó, Việt Nam cũng vậy...
Ông bùi ngùi kể lại chuyện xưa: “Cách đây hơn 20 năm, nói chơi cây cảnh là người ta cho rằng, chỉ những người thừa của, rửng mỡ mới có tiền ăn chơi xa xỉ. Thấy tôi bòn nhặt từng đồng mua cây, mua gốc, mua cả cái lò gạch trơ xỉ, cỏ mọc nham nhở để trồng cây, ai cũng bảo tôi hâm. Có người ác khẩu còn bảo, ông này không tâm thần mới là chuyện lạ” .
Cây sanh giá 300 cây vàng suýt bị “hóa kiếp”
Nâng chén trà trong vườn đẹp mê mẩn của ông, vừa nghe tiếng chim chuyền cành ríu rít, vừa ngắm bông hoa bạch trà hàm tiếu bên cả trăm chậu địa lan đang nhú ngồng nghênh phong đón Tết mà lòng tôi nhẹ nhõm, thanh thản lạ thường, mặc cho ngoài kia đang lao xao chợ búa. Mộc mạc, chân chất hồn quê, ông cho tôi xem những bức ảnh cây mà ông chụp trước khi chuyển quyền sở hữu cho chủ khác. Ông bảo đó là tác phẩm ông nặng lòng với nó, thỉnh thoảng lại đưa ra ngắm cho đỡ nhớ. “Có cây chuyển “hộ khẩu” rồi mà đêm dậy, giật mình ra ngồi ngẩn ngơ cả tiếng như mất  hồn, mất trộm”, ông kể.
Nhớ lại hơn 20 năm trước, khi ông vay vốn ngân hàng lén giấu vợ mua cơ man là gốc, là cây lớn, cây nhỏ, cây nằm, cây ngồi mà ông bảo rằng ông xin được. Sau này do không có tiền trả lãi, cán bộ ngân hàng đến tận nhà đòi lãi, vợ ông mới biết. Khuyên can ông không được, bà  lén dội phích nước nóng vào gốc cây sanh to nhất vườn cho nó chết. Không ngờ năm ấy quá rét, nhờ nước nóng ấm rễ nên cây vượt qua sự “khủng bố” nóng nẩy của bà Hồng vợ ông mà trở thành “đại lão, trường sinh” để năm 2005 nó là một trong ba cây ông bán cho bà Lê Hương Vân, cán bộ vải sợi dệt Nam Định với giá 200 cây vàng. Nghe nói, bà Vân hiện bán cho ông Trần Thanh, công ty xi măng Ninh Bình với giá 300 cây vàng chỉ sau hai năm. Năm 2008, ông bán cho ông Phạm Minh Điệp ở Hải Dương 5 cây, thu về gần 6 tỷ đồng và mới đây ông lại bán ba cây thuộc loại bình thường, thu về trên một tỷ đồng.
Nghe tôi hỏi nhỏ “tiền nhiều thế ông tiêu sao hết?”, ông cười thật hiền:  “Vườn tôi là cái “ngân hàng xanh” do tôi làm giám đốc, có người bả, nó có số dư khiêm tốn cả trăm tỷ đồng nằm trong cả trăm cây thế già đanh, già đổ trong vườn, càng để càng lãi. Khi rút là có ngay tiền chả cần chữ ký, con dấu phiền hà. Vậy nên, ngoài nuôi ba đứa con học đại học, tôi còn xây ba cơ ngơi bề thế cho con. Anh cả, cán bộ mặt trận huyện. Anh hai cán bộ phòng giáo dục huyện. Anh ba cán bộ toà án huyện. “Ai bảo tôi tam nam bất phú! Năm 2007, tôi mua đất trên Hà Nội 6 tỷ đồng, năm nay đã có người trả 12 tỷ, cây và đất càng để càng lãi sẽ là số tiền dưỡng lão của vợ chồng tôi”.

Đăng nhận xét

Thái Bình : Làm giàu từ nghề trồng hoa, cây cảnh

1 nhận xét
Toàn tỉnh có hơn 700 ha vườn ruộng đã chuyển đổi sang trồng hoa, cây cảnh, đưa giá trị thu nhập tăng từ 3 đến 10 lần so với trồng lúa; trong đó có trên 100 vườn cây có giá trị trên 1 tỷ đồng. Nhờ đó có trên 22.000 lao động có việc làm và thu nhập ổn định.

Triển lãm sinh vật cảnh Thái Bình.


Hiện nay, chơi hoa và cây cảnh là một thú vui tao nhã và ngày càng trở thành nhu cầu lớn của người dân.  Vì vậy nghề trồng hoa, cây cảnh ở Thái Bình cũng đang  phát triển mạnh tại các địa phương. Hoa và cây cảnh đã và đang phá dần thế độc canh cây lúa, đem lại giá trị kinh tế cao. Đồng thời đã và đang làm thay đổi diện mạo nông thôn, giúp cảnh quan môi trường thêm xanh, sạch, đẹp.

Về xã  Tân Lập, huyện Vũ Thư vào những ngày đầu xuân,  chúng tôi bị cuốn hút vào màu xanh mướt của những  vườn cây cảnh, cây thế với nhiều dáng vẻ khác nhau. Dưới bàn tay khéo léo của người Tân Lập, những cây đa, cây sanh,  si và nhiều loài cây khác đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật,  đem lại giá trị tính bằng bạc tỷ.

Đến thăm vườn cây của gia đình anh Hoàng Văn Thống, thôn Trà Khê, xã Tân Lập, một màu xanh ngút ngàn của cây và cây. Với diện tích  trên 5000 m2, anh đã có  hàng trăm cây có giá trị kinh tế từ vài triệu đến hàng trăm triệu.

Chỉ vào một cây cảnh có thế rất độc đáo, anh tâm sự: Thế cây này ứng với cuộc đời năm chìm bảy nổi của anh. Hai vợ chồng làm nghề xây dựng, rồi buôn bán long nhãn, năm 2000 buôn bán thua thiệt, trở về quê hương với hai bàn tay trắng . Thấy bà con, cô bác và các đàn anh đi trước trồng hoa, cây cảnh có thu nhập cao, anh bắt đầu học hỏi và làm theo. Số vốn ban đầu  chỉ có vài ba triệu. Nay, anh đã có thu nhập hàng tỷ đồng  mỗi năm.

Anh cho biết có được thành công , phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất phải là tinh thần chịu thương, chịu khó ham học hỏi. Cái thứ hai là phải theo cái mẫu mốt, theo thời cuộc. Cái tố chất không thể thiếu được dẫn đến thành công, đó là  sự nhanh nhậy, óc quyết đoán và có một chút thương mại mà cái nghề này cần phải có .

Ở Tân Lập,  không chỉ có gia đình anh Thống trở thành tỷ phú nhờ trồng hoa, cây cảnh mà có tới 350 hội viên sinh vật cảnh. Trong đó, có hàng chục gia đình  có vườn cây trị giá hàng tỷ đồng.Toàn xã có trên 2.400 hộ gia đình thì 2/ 3 số hộ làm nghề trồng hoa, cây cảnh với diện tích 114 ha/ 361 ha đất nông nghiệp.

Thu nhập từ hoa và cây cảnh đóng góp tới 70 % vào giá trị kinh tế  ngành nông nghiệp của xã. Theo đó  số lao động làm nghề và kinh doanh dịch vụ  liên quan đến hoa, cây cảnh cũng chiếm tới 40 % .

Ông  Đỗ Xuân Thưởng – Phó chủ tịch UBND xã Tân Lập, huyện Vũ Thư cho biết  về mục tiêu của những năm tới của Đảng bộ và nhân dân Tân Lập là ổn định diện tích cây cảnh . Đẩy mạnh  chuyển dịch cơ cấu cây trồng , chuyển giao khoa học, kĩ thuật , mở rộng giao lưu , đặc biệt quan trọng là đăng ký tham gia các triển lãm để  tìm ra nhu cầu thị hiếu của dân .

Đào và quất là hai loại cây không thể thiếu đối với mỗi gia đình khi tết đến, xuân về. Đào và quất Thái Bình hiện nay không chỉ phục vụ người dân trong tỉnh mà du khách tỉnh ngoài khi ghé qua những làng hoa, cây cảnh của Thái Bình không thể không dừng chân. Cũng nhờ giao thông thuận lợi mà đào và quất của Thái Bình đã phát triểm mạnh ở các xã Minh Tân, Hồng Việt – Đông Hưng, Hoàng Diệu, Đông Hoà- Thành phố.

Du khách từ Hà Nội về  Hải Phòng, không thể không dừng chân trước những vườn đào, vườn quất hai bên quốc lộ chạy qua  Xã Đông Hoà – Thành phố. Anh Hiển, một chủ vườn quất xã Đông Hoà cho biết: để có một vườn quất đẹp, anh đã phải mất rất nhiều công sức trong việc chăm bón, tỉa hoa, tỉa cành để làm sao đúng vào dịp tết cây quất phải có sự hài hoà về màu sắc, có quả xanh, quả chín, có hoa, có lộc.

Hiện nay, nghề trồng hoa, cây cảnh ở Thái Bình không chỉ  tập trung ở những làng hoa truyền thống như Bách Thuận- Vũ Thư, Minh Tân- Đông Hưng, Hoàng Diệu, Đông Hoà- Thành phố  mà nó đã phát triển rộng khắp tại các địa phương trong tỉnh.

Cùng với đó , các Hội sinh vật cảnh , nơi sinh hoạt, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm của những người trồng hoa cây cảnh  cũng ngày càng thu hút đông đảo ngưòi dân tham gia. Hiện toàn tỉnh có 295 chi hội sinh vật cảnh. Trong đó  193 chi hội cơ sở, 7  câu lạc bộ chuyên ngành và 94 doanh nghiệp, trường học  với gần 11 ngàn hội viên tham gia sinh hoạt.

Toàn tỉnh có hơn 700 ha vườn ruộng đã chuyển đổi sang trồng hoa, cây cảnh, đưa giá trị thu nhập tăng từ 3 đến 10 lần so với trồng lúa; trong đó có trên 100 vườn cây  có giá trị trên 1 tỷ đồng. Nhờ đó có trên 22.000 lao động có việc làm và thu nhập ổn định . Tuy nhiên số lượng  lao động có kĩ thuật cao, làm ra những cây có giá trị kinh tế cao hiện chưa nhiều.

Vì thế vai trò của Hội Sinh vật cảnh (SVC) các cấp rất quan trọng  trong việc hỗ trợ hội viên về kiến thức, kĩ thuật, giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm .Anh Nguyễn Huy Trưởng, uỷ viên thường trực Hội SVC Tỉnh làm ở  Doanh Nghiệp Phú Trường Hải chuyên sản xuất đồ cơ khí, nhưng những năm gần đây, xuất phát từ lòng đam mê SVC anh đã phát triển thêm mô hình sinh vật cảnh tại ngay công ty, tạo nên môi trường thiên nhiên hài hoà.

Anh cũng mong muốn doanh nghiệp sẽ trở thành đầu mối thu mua và tiêu thụ sản phẩm cho  người nông dân . Anh Trưởng cho biết: Mong muốn của chúng tôi là sẽ học hỏi kĩ thuật tốt hơn nữa  để hướng dẫn cho  bà con làm nên những tác phẩm SVC có tính chất nghệ thuật cao hơn,  có giá trị kinh tế cao hơn .Anh  cũng mong muốn tổ chức được các đầu mối  để tiêu thụ sản phẩm cho các hội viên SVC.

Việc tìm đầu ra cho sản phẩm hoa, cây cảnh cũng là trăn trở của Hội SVC các cấp hiện nay. Việc tổ chức các hội chợ, triển lãm, có ý nghĩa rất lớn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm . Đồng thời cũng là dịp để hội viên giao lưu, học hỏi lẫn nhau.

Ông Đỗ Quang Thường- Chủ tịch Hội sinh vật cảnh của tỉnh cho biết: Nhân dịp mừng Đảng, mùng xuân,  Hội SVC  Tỉnh tổ chức một triển lãm lớn về hoa, cây cảnh tại Nhà Triển lãm tỉnh, với sự tham gia của các chi hội SVC trong toàn tỉnh và 7 tỉnh khu vực phía Bắc. Cũng thông qua triển lãm, Ban tổ chức sẽ chọn những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao dự triển lãm mừng một ngàn năm Thăng Long- Hà Nội vào tháng 10 năm 2010.

Hy vọng những nét văn hoá, hội tụ vẻ đẹp của đất và người Thái Bình vào những tác phẩm hoa cây cảnh nghệ thuật  của những nghệ nhân SVC của Thái Bình sẽ  sánh vai với hoa và cây của đất kinh kỳ.
  • Phạm Hương
    (Đài PT - TH tỉnh Thái Bình)


1 comment

Đăng nhận xét

Nhộn nhịp dịch vụ chăm sóc cây cảnh

1 nhận xét
Mặc dù gần một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng những ngày qua, các nghệ nhân, các cơ sở có dịch vụ chăm sóc cây kiểng cao cấp đủ loại gần như quá tải vì lượng khách hàng từ khắp nơi ùn ùn tìm đến, điện thoại "đặt hàng", nhờ tư vấn...


Nhưng để cạnh tranh, một số cơ sở, nghệ nhân vẫn giữ nguyên mức giá cũ. Đại diện Công ty TNHH cảnh quan ĐP (đường Cộng Hòa, quận Tân Bình) khẳng định để giữ mối khách cũ, giá bảo dưỡng ở đây chỉ tăng gần 5% so với năm trước. Còn anh Trần Hùng, giám đốc Công ty TNHH VX (đường Trần Xuân Soạn, quận 7), cho biết: "Vì lượng khách tăng 30-40% nên chúng tôi ưu tiên nhận những khách dài hạn hoặc từ một tháng trở lên.

Còn khách gửi 2-3 ngày cận tết chúng tôi không dám nhận vì sợ làm không kịp và cũng khó khăn khi di chuyển nhiều do TP kẹt xe quá. Giá cả vẫn không tăng hơn ngày thường, chẳng hạn chăm sóc, bảo dưỡng thảm cỏ của một biệt thự, chúng tôi vẫn tính 5.000-10.000 đồng/m2/tháng". Theo giới nghệ nhân chuyên chăm sóc cây kiểng các loại phục vụ tết, dịch vụ dịp cuối năm này đang "nóng" hơn hẳn so với các năm trước. Giá cả, hình thức phục vụ, tư vấn cũng phong phú hơn, đáp ứng đủ mọi nhu cầu đa dạng của khách. Trong khu vườn rộng hơn 300m2 thuê lại của Hợp tác xã cây cảnh quận Gò Vấp, TP.HCM, lọt thỏm giữa những nguyệt quế, mai chiếu thủy, đinh lăng, sứ trắng, sứ đỏ, phát tài..., nghệ nhân Lâm Ngọc Vinh cẩn thận tỉ mỉ cắt tỉa, tạo dáng cho cây nguyệt quế có tuổi đời hơn tám năm.

Cây nguyệt quế này là một trong số hàng ngàn cây kiểng anh Vinh nhận chăm sóc, bảo dưỡng thuê trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2010. Dưới bàn tay khéo léo và thuần thục của nghệ nhân, từng tán cây xếp tầng lên nhau dần tạo dáng thành một chiếc ô lệch. Đây là một trong những kiểu dáng truyền thống của Nhật Bản đang được nhiều khách hàng hiện rất ưa chuộng. Anh Vinh cho biết: "Gần tháng nữa là tết, lượng cây cảnh cao cấp đủ loại của khách hàng nhờ tôi chăm sóc ùn ùn dồn về. Tôi phải gọi thêm một số người phụ chăm sóc mới xuể...".

Khu vườn rộng hơn 300m2 này là một trong năm khu vườn anh Vinh đang sử dụng để chứa hơn 3.000 cây cảnh cao cấp các loại từ khắp nơi đưa về. Những ngày gần tết được coi là thời điểm nghề chăm sóc cây kiểng ăn nên làm ra nhất trong năm. Đây cũng là thời điểm chăm sóc cây kiểng cực nhất. Phải làm sao để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng: kiểng của mình phải xinh đẹp nhất, phải ra hoa đúng ngày tết và có ý nghĩa... Bên cạnh nhu cầu có cây đẹp chơi tết, nhiều khách hàng chơi bonsai còn cần có cây đẹp và "độc" để dự thi hội hoa xuân (diễn ra từ 23 đến mồng 8 âm lịch). Vì vậy các "thượng đế" sẵn sàng chi đẹp để có được chậu cây kiểng ưng ý nhất. "Tôi phải vừa chăm tỉa, uốn cây, bón phân và kìm khả năng ra hoa hoặc khoe sắc thắm nhất vào thời điểm này. Vừa chăm sóc vừa chụp hình lại gửi cho khách. Đến khi khách vừa lòng với mẫu thiết kế cây mà mình làm thì mới giao hàng" - anh Vinh nói.

Tiền công chăm sóc một cây kiểng "cưng" cao cấp hiện nay từ 350.000-600.000 đồng, có nơi lên đến 1 triệu đồng/ngày tùy theo loại kiểng bao gồm các khâu: uốn, tạo dáng, tưới bón, chăm tỉa... từ thời điểm này đến tết, bảo đảm kiểng phải đẹp và nở hoa đúng yêu cầu. Nếu không như ý phải trả lại tiền hoặc đổi một cây kiểng tương đương khác cho khách. Bình quân mỗi cây kiểng cao cấp được gửi, chăm sóc vào dịp này khách phải chi 10-20 triệu đồng là bình thường, cá biệt có những cây quý hiếm phải lên đến 30-40 triệu đồng/cây. Riêng dịch vụ chăm sóc cây kiểng cao cấp trọn gói từ A đến Z nghĩa là: đến tận nhà đưa kiểng đi, giao tận nơi khi chăm sóc hoàn chỉnh vào đúng ngày cận tết, bảo đảm ra hoa, nở, khoe sắc, vóc dáng thật đẹp, lạ, thời thượng nhất vào đúng ngày, đúng giờ 30 tháng chạp, mồng 1 tết... theo yêu cầu của khách và đền tiền gấp đôi nếu không đạt thì giá còn cao hơn đến 50-70%.

1 comment

Đăng nhận xét