Thái Bình : Làm giàu từ nghề trồng hoa, cây cảnh

1 nhận xét
Toàn tỉnh có hơn 700 ha vườn ruộng đã chuyển đổi sang trồng hoa, cây cảnh, đưa giá trị thu nhập tăng từ 3 đến 10 lần so với trồng lúa; trong đó có trên 100 vườn cây có giá trị trên 1 tỷ đồng. Nhờ đó có trên 22.000 lao động có việc làm và thu nhập ổn định.

Triển lãm sinh vật cảnh Thái Bình.


Hiện nay, chơi hoa và cây cảnh là một thú vui tao nhã và ngày càng trở thành nhu cầu lớn của người dân.  Vì vậy nghề trồng hoa, cây cảnh ở Thái Bình cũng đang  phát triển mạnh tại các địa phương. Hoa và cây cảnh đã và đang phá dần thế độc canh cây lúa, đem lại giá trị kinh tế cao. Đồng thời đã và đang làm thay đổi diện mạo nông thôn, giúp cảnh quan môi trường thêm xanh, sạch, đẹp.

Về xã  Tân Lập, huyện Vũ Thư vào những ngày đầu xuân,  chúng tôi bị cuốn hút vào màu xanh mướt của những  vườn cây cảnh, cây thế với nhiều dáng vẻ khác nhau. Dưới bàn tay khéo léo của người Tân Lập, những cây đa, cây sanh,  si và nhiều loài cây khác đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật,  đem lại giá trị tính bằng bạc tỷ.

Đến thăm vườn cây của gia đình anh Hoàng Văn Thống, thôn Trà Khê, xã Tân Lập, một màu xanh ngút ngàn của cây và cây. Với diện tích  trên 5000 m2, anh đã có  hàng trăm cây có giá trị kinh tế từ vài triệu đến hàng trăm triệu.

Chỉ vào một cây cảnh có thế rất độc đáo, anh tâm sự: Thế cây này ứng với cuộc đời năm chìm bảy nổi của anh. Hai vợ chồng làm nghề xây dựng, rồi buôn bán long nhãn, năm 2000 buôn bán thua thiệt, trở về quê hương với hai bàn tay trắng . Thấy bà con, cô bác và các đàn anh đi trước trồng hoa, cây cảnh có thu nhập cao, anh bắt đầu học hỏi và làm theo. Số vốn ban đầu  chỉ có vài ba triệu. Nay, anh đã có thu nhập hàng tỷ đồng  mỗi năm.

Anh cho biết có được thành công , phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất phải là tinh thần chịu thương, chịu khó ham học hỏi. Cái thứ hai là phải theo cái mẫu mốt, theo thời cuộc. Cái tố chất không thể thiếu được dẫn đến thành công, đó là  sự nhanh nhậy, óc quyết đoán và có một chút thương mại mà cái nghề này cần phải có .

Ở Tân Lập,  không chỉ có gia đình anh Thống trở thành tỷ phú nhờ trồng hoa, cây cảnh mà có tới 350 hội viên sinh vật cảnh. Trong đó, có hàng chục gia đình  có vườn cây trị giá hàng tỷ đồng.Toàn xã có trên 2.400 hộ gia đình thì 2/ 3 số hộ làm nghề trồng hoa, cây cảnh với diện tích 114 ha/ 361 ha đất nông nghiệp.

Thu nhập từ hoa và cây cảnh đóng góp tới 70 % vào giá trị kinh tế  ngành nông nghiệp của xã. Theo đó  số lao động làm nghề và kinh doanh dịch vụ  liên quan đến hoa, cây cảnh cũng chiếm tới 40 % .

Ông  Đỗ Xuân Thưởng – Phó chủ tịch UBND xã Tân Lập, huyện Vũ Thư cho biết  về mục tiêu của những năm tới của Đảng bộ và nhân dân Tân Lập là ổn định diện tích cây cảnh . Đẩy mạnh  chuyển dịch cơ cấu cây trồng , chuyển giao khoa học, kĩ thuật , mở rộng giao lưu , đặc biệt quan trọng là đăng ký tham gia các triển lãm để  tìm ra nhu cầu thị hiếu của dân .

Đào và quất là hai loại cây không thể thiếu đối với mỗi gia đình khi tết đến, xuân về. Đào và quất Thái Bình hiện nay không chỉ phục vụ người dân trong tỉnh mà du khách tỉnh ngoài khi ghé qua những làng hoa, cây cảnh của Thái Bình không thể không dừng chân. Cũng nhờ giao thông thuận lợi mà đào và quất của Thái Bình đã phát triểm mạnh ở các xã Minh Tân, Hồng Việt – Đông Hưng, Hoàng Diệu, Đông Hoà- Thành phố.

Du khách từ Hà Nội về  Hải Phòng, không thể không dừng chân trước những vườn đào, vườn quất hai bên quốc lộ chạy qua  Xã Đông Hoà – Thành phố. Anh Hiển, một chủ vườn quất xã Đông Hoà cho biết: để có một vườn quất đẹp, anh đã phải mất rất nhiều công sức trong việc chăm bón, tỉa hoa, tỉa cành để làm sao đúng vào dịp tết cây quất phải có sự hài hoà về màu sắc, có quả xanh, quả chín, có hoa, có lộc.

Hiện nay, nghề trồng hoa, cây cảnh ở Thái Bình không chỉ  tập trung ở những làng hoa truyền thống như Bách Thuận- Vũ Thư, Minh Tân- Đông Hưng, Hoàng Diệu, Đông Hoà- Thành phố  mà nó đã phát triển rộng khắp tại các địa phương trong tỉnh.

Cùng với đó , các Hội sinh vật cảnh , nơi sinh hoạt, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm của những người trồng hoa cây cảnh  cũng ngày càng thu hút đông đảo ngưòi dân tham gia. Hiện toàn tỉnh có 295 chi hội sinh vật cảnh. Trong đó  193 chi hội cơ sở, 7  câu lạc bộ chuyên ngành và 94 doanh nghiệp, trường học  với gần 11 ngàn hội viên tham gia sinh hoạt.

Toàn tỉnh có hơn 700 ha vườn ruộng đã chuyển đổi sang trồng hoa, cây cảnh, đưa giá trị thu nhập tăng từ 3 đến 10 lần so với trồng lúa; trong đó có trên 100 vườn cây  có giá trị trên 1 tỷ đồng. Nhờ đó có trên 22.000 lao động có việc làm và thu nhập ổn định . Tuy nhiên số lượng  lao động có kĩ thuật cao, làm ra những cây có giá trị kinh tế cao hiện chưa nhiều.

Vì thế vai trò của Hội Sinh vật cảnh (SVC) các cấp rất quan trọng  trong việc hỗ trợ hội viên về kiến thức, kĩ thuật, giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm .Anh Nguyễn Huy Trưởng, uỷ viên thường trực Hội SVC Tỉnh làm ở  Doanh Nghiệp Phú Trường Hải chuyên sản xuất đồ cơ khí, nhưng những năm gần đây, xuất phát từ lòng đam mê SVC anh đã phát triển thêm mô hình sinh vật cảnh tại ngay công ty, tạo nên môi trường thiên nhiên hài hoà.

Anh cũng mong muốn doanh nghiệp sẽ trở thành đầu mối thu mua và tiêu thụ sản phẩm cho  người nông dân . Anh Trưởng cho biết: Mong muốn của chúng tôi là sẽ học hỏi kĩ thuật tốt hơn nữa  để hướng dẫn cho  bà con làm nên những tác phẩm SVC có tính chất nghệ thuật cao hơn,  có giá trị kinh tế cao hơn .Anh  cũng mong muốn tổ chức được các đầu mối  để tiêu thụ sản phẩm cho các hội viên SVC.

Việc tìm đầu ra cho sản phẩm hoa, cây cảnh cũng là trăn trở của Hội SVC các cấp hiện nay. Việc tổ chức các hội chợ, triển lãm, có ý nghĩa rất lớn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm . Đồng thời cũng là dịp để hội viên giao lưu, học hỏi lẫn nhau.

Ông Đỗ Quang Thường- Chủ tịch Hội sinh vật cảnh của tỉnh cho biết: Nhân dịp mừng Đảng, mùng xuân,  Hội SVC  Tỉnh tổ chức một triển lãm lớn về hoa, cây cảnh tại Nhà Triển lãm tỉnh, với sự tham gia của các chi hội SVC trong toàn tỉnh và 7 tỉnh khu vực phía Bắc. Cũng thông qua triển lãm, Ban tổ chức sẽ chọn những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao dự triển lãm mừng một ngàn năm Thăng Long- Hà Nội vào tháng 10 năm 2010.

Hy vọng những nét văn hoá, hội tụ vẻ đẹp của đất và người Thái Bình vào những tác phẩm hoa cây cảnh nghệ thuật  của những nghệ nhân SVC của Thái Bình sẽ  sánh vai với hoa và cây của đất kinh kỳ.
  • Phạm Hương
    (Đài PT - TH tỉnh Thái Bình)


1 nhận xét:

  1. cách chữa hôi miệng Các chứng bệnh về đường tiêu hóa
    trẻ em bị hôi miệng Do nhiễm trùng khứu răng
    Tại sao bị hôi miệng Răng sâu , cõ lỗ hổng chính là nơi vi khuẩn sinh sống
    chữa hôi miệng cho bà bầu Lưỡi bị viêm, đây là môi trường tốt để vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi
    chữa hôi miệng bằng là trầu không Thức ăn thừa còn dính lại trong các kẻ răng
    chữa hôi miệng bằng nước vo gạo Thiếu nước, khô miệng
    chữa hôi miệng bằng mật ong Chế độ ăn uống không hợp lí

    Trả lờiXóa